Posts Tagged ‘Nguyễn Thị Từ Huy’

Phỏng vấn Vũ Thư Hiên

RFA Blog
4/17, 4/19. 4/25/2017

 Phỏng vấn Vũ Thư Hiên

  Nguyễn Thị Từ Huy (NTTH):  Thưa ông, từ khi còn rất nhỏ, tôi đã có dịp nghe đến cuốn « Đêm giữa ban ngày » của ông, được nhắc tới trong các câu chuyện của ba tôi và bạn bè ông ấy. Giờ đây, thật may mắn cho tôi có dịp được trò chuyện cùng ông. Hy vọng, trong tư cách nhân chứng, ông sẽ giúp mọi người nhìn thấy một số mặt khuất trong lịch sử của chúng ta, cái lịch sử vốn còn rất nhiều điều chưa được rõ ràng. Câu hỏi đầu tiên của tôi liên quan đến vai trò của Hồ Chí Minh trong cấu trúc quyền lực của chính quyền cộng sản Việt Nam. Nhiều sử gia quốc tế chứng minh rằng khoảng từ những năm 1960 Hồ Chí Minh không còn có thực quyền nữa. Quyền lực chuyển vào tay bộ ba Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Nguyễn Chí Thanh. Ông có thể nói gì về điều này ? Continue reading

Hai sự kiện đáng kể về Trung Quốc &Chúng ta đấu tranh vì cái gì?

Chúng ta đấu tranh vì cái gì?

Nguyễn Thị Từ Huy

+ -Cao Huy Huân/Blog VOA

+Từ Mắt Bão Nhìn Ra Nguyễn Xuân Nghĩa

Hai sự kiện đáng kể về Trung Quốc

Bùi Tín/Blog VOA

 

26-6-2016

Nguyên Tổng bí thư đảng CSTQ Giang Trạch Dân. Ảnh: EPA

Nguyên Tổng bí thư đảng CSTQ Giang Trạch Dân. Ảnh: EPA

Mấy ngày nay có hai sự kiện gây tiếng vang lớn từ Trung Quốc. Một là tin từ Hồng Kông và từ báo mạng Đại Kỷ Nguyên báo tin, đêm 10/6 ông Giang Trạch Dân, nguyên Tổng bí thư đảng CSTQ đã bị bắt tại nhà riêng, hiện bị giam giữ tại một nhà giam đặc biệt ở Thượng Hải. Trước đó, hai con trai của ông Giang là Giang Miên Hằng và Giang Miên Khang, lãnh đạo các ngành thông tin, giao thông ở Thượng Hải, cũng đã bị giam. Thượng Hải vốn là địa bàn ảnh hưởng lớn nhất của phe phái Giang trong mấy chục năm nay.

Giang Trạch Dân là con hổ lớn nhất – Vương Hổ – bị sa lưới trong chiến dịch ‘’Đả hổ diệt ruồi’’ do Tập Cận Bình chủ trương từ hai năm nay. Hơn 60 vạn cán bộ, trong đó có hơn 20 vạn cán bộ cao cấp trong đảng CS và bộ máy Nhà nước Trung Cộng đã bị truy tố và xét xử.

Continue reading

Cho ngày ba mươi tháng tư: nỗi đau và tình yêu

Cho ngày ba mươi tháng tư: nỗi đau và tình yêu

Blog RFA

 

 

Nguyễn Thị Từ HuyHasil gambar untuk BỐN MƯƠI NĂM –  VẪN MỘT THÁNG TƯ

Nếu một cộng đồng có một ngày mà trong ngày đó một nửa số người cảm thấy hạnh phúc và một nửa số người cảm thấy đau khổ thì ta nên đứng về nửa nào ?

Những người có hiểu biết và lương tri sẽ chọn đứng về phía nỗi đau.

Tôi chưa bao giờ dám nói gì về ngày ba mươi tháng tư. Bởi vì thực tế quá phức tạp và những gì tôi biết là quá ít ỏi và rất có thể là không chính xác so với sự thật của cuộc chiến, một cuộc chiến mà chỉ tên gọi của nó thôi cũng đã có thể gây ra cả một cuộc chiến khác.

Nhưng hôm nay, tình cờ tôi đọc một tập sách của Václav Havel có tựa đề : « Tình yêu và sự thật cần phải chiến thắng hận thù và dối trá ». Cuốn sách tập hợp một số diễn từ của Havel trong hai năm 1989-1990, trong thời gian ông đứng ra tranh cử và được bầu làm tổng thống của nước Tiệp Khắc, một nước Tiệp Khắc dân chủ ở thời điểm vừa thoát khỏi đêm trường cộng sản chủ nghĩa.

Continue reading

NGHỊCH LÝ NHÂN SỰ

NGHỊCH LÝ NHÂN SỰ

Nguyễn Thị Từ Huy

Phần I

Đánh giá về năng lực của đảng viên, đặc biệt là của các đảng viên đứng ở cương vị quản lý các cấp, hiện nay có hai luồng ý kiến khác nhau, khác đến mức đối lập nhau. Không cần phải so sánh các tin tức trên hai luồng báo chí đối lập (lề phải/lề trái) để có nhận xét này. Chỉ cần đọc báo chính thống cũng thấy được sự mâu thuẫn trong đánh giá về năng lực lãnh đạo và quản lý của hệ thống cán bộ.

Một mặt, bản thân các đảng viên tự coi mình là những người xuất sắc. Họ tự coi mình là « những người con ưu tú của dân tộc », đưa dân tộc « đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác » ; điều này được ghi trong hầu như các sách của nhà nước khi đánh giá về vai trò của đảng, và được ghi trên các khẩu hiệu chăng đầy các đường phố mỗi dịp lễ lạt, kể cả không lễ lạt.

Mặt khác, không ít người nhìn các đảng viên như là các tội phạm lịch sử đã đẩy dân tộc vào những thảm cảnh : nghèo đói, lạc hậu, giáo dục băng hoại, văn hóa suy đồi, tài nguyên kiệt quệ, đất nước lệ thuộc vào Trung Quốc. Nghĩa là xét về năng lực lãnh đạo và quản lý họ là những người rất kém cỏi. Kém cỏi thì mới để xảy ra tình trạng như vậy.

Tại sao cùng một đối tượng mà lại nhận được những đánh giá trái ngược đến như vậy ?

Ai trả lời được câu hỏi này ?

Continue reading

NHỮNG BÍ MẬT CHƯA AI BIẾT VỀ VIỆC CHỦ TỊCH NƯỚC CSVN TRƯƠNG TẤN SANG ĐẾN TÒA BẠCH ỐC HỌP THƯỢNG ĐĨNH VỚI TT BARACK OBAMA NGÀY 25-7-2013.

Đi Sứ Cho Tàu

. Đinh Tấn Lực 

 

Nguyễn Thị Từ Huy-Chúng ta có thể im lặng mà nhìn anh ấy chết sao?

 NHỮNG BÍ MẬT CHƯA AI BIẾT VỀ VIỆC CHỦ TỊCH NƯỚC CSVN TRƯƠNG TẤN SANG ĐẾN TÒA BẠCH ỐC HỌP THƯỢNG ĐĨNH VỚI TT BARACK OBAMA NGÀY 25-7-2013.  

 Hạnh Dương

 image

  

Sắc diện của hai nhà Lãnh Đạo sắp gặp nhau tại Tòa Bạch Ốc sáng Thứ Năm 25-7-2013.

 

Bài đặc biệt của HẠNH DƯƠNG,

VietPress USA.

 

California (VietPress USA):  “Hoa Kỳ không có nhu cầu gì cần thiết cho một cuộc họp khẩn cấp giữa Tổng Thống Mỹ với Chủ Tịch Nhà Nước CSVN Trương Tấn Sang trong lúc nầy; nhưng thể theo lời đề nghị khẩn thiết của phía Nhà Nước CSVN, TT Barack Obama đã thỏa thuận sẽ tiếp Chủ Tịch Trương Tấn Sang vào sáng 25-7-2013 tại Tòa Bạch Ốc để lắng nghe Việt Nam trình bày các bước thay đổi về đường lối, chính sách đối với Biển Đông và khu vực ASEAN”; một nhân vật thạo tin tại Hoa Thịnh Đốn vừa tiết lộ miễn nêu danh tánh với ký giả Hạnh Dương như thế vào tối thứ Bảy 20-7-2013.

  Continue reading

ĐI THEO TÀU LÀ MẤT NƯỚC, MẤT ĐẢNG

Đừng xuyên tạc lịch sử để đưa những điều sai trái vào Dự thảo Hiến pháp sửa đổi

Nguyễn Trung- Viet- studies

Thư của Nguyễn Thị Từ Huy gửi GS. Đàm Thanh SơnMáu và nước mắt từng ngày vẫn đổ

 

ĐI THEO TÀU LÀ MẤT NƯỚC, MẤT ĐẢNG

                                                                      Ngô Minh

           Mấy hôm nay tôi vô cùng bức xúc với việc, ngày 13-5,  32 tàu cá Trung Quốc đã  kéo đến vùng biển phía tây nam quần đảo Trường Sa của Việt Nam.  Đoàn tàu “đánh cá” của bọn Đại Hán này  hoàn toàn nằm trong thềm lục địa của Việt Nam. Ấy thế mà Việt Nam không một lời lên tiếng. Nghĩa là Trung ương đã để mặc lãnh hải cho bọn Trung Quốc muốn làm gì thì làm. Uất quá, buộc phải lên tiếng.

           Trong lịch sử Việt Nam, nước ta bị giặc Tàu đô hộ hàng ngàn năm, nhưng từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn , không có triều đại nào đi theo Tàu, bán đất nước cho Tàu. Nhiều triều đại còn xưng “ĐẾ” ngang với Thiên Triều. Nam quốc sơn hà Nam đế cư/Tuyệt nhiên định phận tại Thiên Thư-  “Đế”, con trời do Sách Trời định , ngang hàng với Đế Tàu, chứ không phải vua do Tàu phong. Hay Nguyễn Huệ tự xưng là Hoàng đế Quang Trung,cũng là cách  xếp mình ngang với vua Tàu . Bọn nhãi nhép Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc chạy ôm chân giặc Tàu để mong chúng giúp giành ngôi để  làm tôi mọi cho Tàu, bị lịch sử lên án ngàn đời. Lịch sử Việt Nam thời cận đại có ba triều đại Lê Trịnh, Tây Sơn và Nguyễn, đối nghịch lăm le tiêu diệt lẫn nhau, gây cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn hàng thế kỷ, tuy nhiên có điều là cả ba cùng một ý nguyện tìm cách đòi lại phần đất bị mất bởi Trung Quốc, đòi lại 10 châu thuộc phủ An Tây, Hưng Hóa, là địa phận tỉnh Điện Biên, Lai Châu hiện nay . Ðại Nam Nhất Thống Chí xác nhận rằng 6 châu bị mất vào nhà Thanh gồm : Tung Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phì, Lễ Tuyền, Tuy Phụ, Khiêm. Riêng 4 châu còn lại thì đời đầu Nguyễn thuộc phủ An Tây, đến thời Thiệu Trị trích lấy đất lập Châu Lai, tiền thân của tỉnh Lai Châu, năm Tự Ðức thứ 4 [1851] trích lấy châu Quỳnh Nhai và châu Luân cho lập phủ Ðiện Biên, tiền thân của tỉnh Ðiện Biên ngày nay. Đó mới là người Việt Nam Continue reading

Một nền giáo dục bất khả

Nguyễn Thị Từ Huy
Chưa bao giờ mấy chữ “cải cách giáo dục” xuất hiện trên báo chí nhiều như hiện nay. Thậm chí Bộ Giáo dục còn đề ra cả một chương trình đầy tham vọng: đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Tuy nhiên, từ góc nhìn chủ quan của người viết bài này, dù là “đổi mới” hay “cải cách”, muốn gọi kiểu nào thì tùy, hay chỉ ngắn gọn là “giáo dục”, ở thời điểm hiện tại, đều là bất khả. Nếu cố tình tách giáo dục như một hiện tượng riêng biệt để sửa chữa, đắp vá, thêm thắt các chi tiết, thì không thể có cải cách, không thể có đổi mới, thậm chí không có cả giáo dục.
Tại sao bất khả? Continue reading