Posts Tagged ‘Phạm Lê Vương Các’

ĐÂY LÀ TUẤN-Hãy trả lời đi!

ĐÂY LÀ TUẤN-Hãy trả lời đi!

Phạm Lê Vương Các


Tuấn tên đầy đủ là Nguyễn Mai Trung Tuấn, chuẩn bị đón sinh nhật lần thứ 16 của mình vào ngày 31/3 tới trong nhà tù tỉnh Long An.
Tuấn có một tuổi thơ đầy bất hạnh và bi hùng.
Năm lên 10 tuổi, Tuấn đã phải sống một cuộc sống bất an với một tương lai vô định đã được dự báo trước khi chủ tịch UBND huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An ra quyết định thu hồi nơi ở của gia đình Tuấn.
13 tuổi Tuấn đã phải mang biểu ngữ đi lang thang tố cáo cường quyền địa phương thu hồi đất đai bồi thường không thỏa đáng.
14 tuổi Tuấn cầm loa nói dõng dạc nói bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt trước ngôi chợ đông người qua lại: “Human Rights for Vietnam. Nhân quyền cho Việt Nam”. Continue reading

Lẽ nào kẻ chủ mưu vẫn ngoài vòng pháp luật?

Ý kiến của nhóm SV luật ra ‘Tuyên Ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn’

Gia Minh, biên tập viên RFA

Cho tới bao giờ?

Lẽ nào kẻ chủ mưu vẫn ngoài vòng pháp luật?

Nhà văn Nguyễn Thị Thúy Ngoan- Blog BVB

"Một trận đánh hay, đẹp,có thể dựng phim, viết sách..."

“Một trận đánh hay, đẹp,
có thể dựng phim, viết sách…”==>

Mấy ngày qua, tôi đã phải gắng “vượt cảm cúm” để đọc nhiều bài viết tỏ lòng thông cảm, ủng hộ lẽ phải, bảo vệ công lý trong vụ án Đoàn Văn Vươn. Trên trang mạng của Đại tá nhà báo Bùi Văn Bồng và nhiều trang Thông tin khác. Tôi thật cảm kích, xúc động với nhiều bài viết phân tích phải –trái, trắng-đen trong vụ án oan sai này. Với những bài viết nhận định và phân tích vụ việc cưỡng chế gia đình họ Đoàn ở huyện Tiên lãng HP. Tôi đọc rất kỹ, bài nào cũng phân tích thật sâu sắc, thấu tình đạt lý. Những nhà chức trách còn có lương tâm nếu như đọc những bài phân tích này chắc rằng có là đá cũng phải suy nghĩ và xấu hổ. Continue reading

Suy nghĩ về việc kiến tạo sức mạnh dân tộc để dân chủ hóa đất nước

Xã hội dân sự và bản Hiến pháp

 Phạm Lê Vương Các

 Suy nghĩ về việc kiến tạo sức mạnh dân tộc để dân chủ hóa đất nước

(Từ hiện tượng Nguyễn Đắc Kiên và Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do)

Tiêu Dao Bảo Cự

Vừa mới xuất hiện, Nguyễn Đắc Kiên có thể được xem như một hiện tượng. Bài viết ngắn gọn của anh thẳng như một mũi lao phóng trúng đích. Rõ ràng, chính xác, cương quyết, không ai có thể hiểu lầm hay diễn giải khác. Nó cũng thể hiện phẩm chất của một con người  sáng suốt, rạch ròi, dũng cảm, biết và dám phản kháng. Bài viết như đúc kết ước mong, khát vọng của rất nhiều người mà từ trước đến nay chưa ai có thể diễn đạt rõ ràng hơn.

Đây là thế mạnh của một người trẻ tuổi, dù anh đã 30, không còn trẻ lắm. Lịch sử Việt Nam nếu kể từ truyền thuyết Thánh Gióng “lên ba chưa biết nói biết cười” trở thành dũng sĩ phá giặc, đến Trần Quốc Toản 16 tuổi “bóp nát quả cam lúc nào không biết”, cho đến các chàng trai, cô gái 18-20 các giai đoạn sau này, không ít người đã làm những chuyện “kinh thiên động địa” ngay từ khi còn rất trẻ. Tuy nhiên nhìn vào phong trào vận động dân chủ hóa đất nước hiện nay mà phần lớn những người tham gia đều ở độ tuổi trung niên, sắp già hay thậm chí rất già thì Nguyễn Đắc Kiên vẫn còn khá trẻ. Và ở độ tuổi này anh đã có sự chín chắn cần thiết khi tung ra một ngón đòn ngoạn mục cùng với những cách ứng xử, quan điểm được bộc lộ tiếp theo sau đó. Continue reading

Phạm Lê Vương Các – Giới trẻ trong cuộc chơi chính trị

Phạm Lê Vương Các
Theo BBC Việt Ngữ
“Trong hoàn cảnh hiện nay, giới trẻ trong nước nên hoạt động “Khai sáng” là điều cần thiết hơn là tham gia hay dấn thân vào đảng phái, tổ chức chính trị đối lập.”

Tình hình chính trị Việt Nam trong những tháng vừa qua có vẻ rất sôi động và cũng không kém phần căng thẳng.

Có thể nói như vậy vì những sự kiện xảy ra gần đây đã bắt đầu len lỏi vào giới trẻ vốn trước đó nhìn nhận chính trị như là một cuộc chơi xa xỉ.

Như một thằng bạn học chung lớp thời phổ thông với tôi hồi giờ coi chính trị là điều xa lạ với nó. Nhưng khi nó gọi điện tới, nghe giọng tôi Alô, nó tỏ vẻ ngạc nhiên và hỏi: “Mày chưa bị bắt sao?”.

Tôi cười khì khì: “Tao có tội gì mà bắt?”. Nó liền cười khà khà và hỏi tiếp: “Thế sao báo Nhân dân nói mày là phản động, kích động chống nhà nước?”.

Thú thật là tôi cũng không biết trả lời cho câu hỏi này như thế nào để cho một thằng bạn không quan tâm đến chính trị hiểu ngọn nguồn sự việc. Nhưng tôi cũng đã cố gắng giải thích rằng: chắc đó là thông điệp nhằm “cảnh cáo” gửi đến những người bộc lộ suy nghĩ không theo lề lối như tôi. Continue reading

Tại sao tôi không được phép là tôi?

Phỏng vấn TS Vũ Quang Việt(RFA): Định nghĩa của “phản biện” “Phản biện có nghĩa là phải làm ra phải để cho công chúng biết chứ không phải chỉ được gởi cho người đưa ra đề án đó cho họ đọc và họ vất vào thùng rác. Mà thông thường ở Việt Nam toàn bộ những ý kiến của trí thức hay của dân chúng là họ vất vào thùng rác hết…Tức là không phải cái quyền tự do ăn nói. Quyết định 97 nhằm cho đám trí thức ấy không được mở miệng nữa, một hình thức bịt miệng rồi”.

Phản hồi nhân bài viết – “Phản động nhân danh lòng yêu nước” của tác giả Anh Khôi đăng trên báo Nhân Dân.
Phạm Lê Vương Các – Sinh viên năm thứ 3 Đại học

21-10-2012

Cách đây gần một tháng, tôi có viết bài “Cần nhìn nhận hành vi chống nhà nước từ nhiều góc độ” đăng trên Nhật báo Ba sàm – Cơ quan ngôn luận của Thông tấn xã Vỉa hè. Bài viết đó chỉ là những nhận định cá nhân, tất nhiên khó tránh khỏi sơ sót, hạn chế. Do đó tôi rất mong được nghe thêm những ý kiến phản biện, phê phán.

Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy, dưới bất kỳ hình thái xã hội hoặc định chế chính trị nào, đa nguyên về tư tưởng luôn là điều tất yếu. Continue reading

Chúng ta đang có tội với tương lai


Thùy Linh- CÓ GÌ ĐẸP TRÊN ĐỜI HƠN THẾ?

Chúng tôi, một thế hệ phải xót xa mà nhìn sứ giặc nghênh ngang giữa lòng biển Đông, lợn lờ như những con cá mập, hung tợn và hiếu chiến, sẵn sàng lao vào cắn xé, biến ngư bào của chúng ta thành một miếng mồi chỉ còn biết “vái lạy” xin tha.
Chúng tôi, một thế hệ được thừa hưởng một gia tài là những món nợ nần trong một di chúc thừa kế mà phải chấp nhận một cách miễn cưỡng như là một nghĩa vụ không thể chối từ.
Chúng tôi, một thế hệ may mắn đã được giã từ vũ khí nhưng vẫn còn đó lòng hận thù từ lịch sử, để rồi chúng tôi bị cuốn theo chiều gió…ngã theo chiều nắng.
Chúng tôi, một thế hệ giờ phải chứng kiến một thân thể và hình hài tổ quốc trong cảnh tàn phá điêu tàn..
Chúng tôi, một thế hệ đã thấy một lớp trí thức không màng đến chuyện đấu tranh với những nhiễu nhương bất công từ trong cuộc sống này.
Chúng tôi, một thế hệ đã đánh mất đi đạo đức và luân lý từ trong sự ban phát của quý vị.

Continue reading